Tổng Hợp 31+ Mẫu Tranh Thư Pháp Nghệ Thuật Độc Đáo, Ý Nghĩa

Thư pháp được bắt nguồn từ Trung Quốc và dần dần một số nước khác bị ảnh hưởng: Nhật Bản; Hàn Quốc; Việt Nam. Nghệ thuật viết Thư pháp được thể hiện bằng chữ Hán; sử dụng giấy tuyên; mức huy; bút hổ và nghiên thụy hay còn gọi là "văn phong tứ bảo". Ở Nhật bản người ta gọi nghệ thuật viết chữ này là Thư đạo, Hàn Quốc người ta gọi là Nghệ thư và ở Việt Nam gọi là Thư pháp.

Tâm bình thì nét bút thể hiện sự ổn định trong trạng thái tư tưởng, mềm mại nhưng không khô khan, trong cương có nhu, trong động có tĩnh. Điều đó chính là phần hồn của một thư pháp.

Từ lâu; ông cha ta luôn tôn trọng những người tài giỏi, coi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Những người đi thi Hương, thi Hội hoặc thi Đình đều là những người có tài về văn chương. Ngoài ra; họ còn trang bị thêm cho mình một nét chữ "rồng bay phượng múa" để thể hiện được cái tài của sĩ tử ngày xưa.

Ở Việt nam, thư pháp được viết bằng chữ Hán. Về sau; chữ Quốc Ngữ được ra đời và thay thế dần cho chữ Hán thì thư pháp chữ Quốc Ngữ từ đó cũng được tạo ra.

Thư pháp chữ Việt có thể dễ dàng thực hiện theo nhiều cách khác nhau; có thể tự do sáng tạo không cần ràng buộc theo khuôn khổ như chữ Hán, nhưng vẫn phải giữ vững cấu trúc của chữ. Chữ Latinh không phải chữ tượng hình nên rất khó biểu đạt được tâm ý và nội dung. Vậy nên người viết thường cố tình tạo những tác phẩm mang hình ảnh cần biểu đạt.

Việc điều khiển một cây cọ lông để tạo thành nét thanh, nét đậm, nét vòng, nét móc, nét phẩy, nét mác cần trải qua một quá trình khổ luyện, tiêu tốn rất nhiều giấy mực. Để viết được thư pháp thì không thể tính bằng ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, cả một niềm đam mê sâu sắc. Hơn nữa, người nghệ sĩ còn phải có một tâm hồn tinh tế để có thể bài trí bố cục.

Việc rèn thư pháp chính là quá trình rèn luyện thân tâm của những người nghệ sĩ. Càng luyện thư pháp; càng thấy nội tâm tĩnh lặng va thư thái. Càng viết càng thấy tâm thanh tịnh. Đặc biệt nhất là khi được họa những câu văn mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc.

Thư pháp thuộc hành Thủy, nên bạn có thể treo ở hướng Nam, Đông hoặc Đông Nam. Tuyệt đối Không được treo ở hướng tương khắc như hướng Đông Bắc; hướng Tây Nam hoặc hướng chính Bắc. Vì các hướng trên là những phương vị làm hao tổn vượng khí.

Bạn nên treo tranh ở những nơi cao ráo và thoáng mát; tránh những nơi u tối, chật chội và bẩn như nhà vệ sinh, nhà bếp, ...

Tùy vào nội dung của bức tranh mà ta treonhững vị trí khác nhau trong nhà. Nhưng căn bản thư pháp thường được treo trong phòng khách. Ví dụ như chữ Nhật nhật kiến tài (Ngày ngày thấy tiền tài) nên treo trong phòng khách; nhưng chữ Hoa hảo nguyệt viên (Hoa đẹp trăng tròn) thì nên treo ở phòng ngủ. Hoặc như chữ Tửu (rượu) nên được treo trong phòng ăn. Chữ Ốc nhã nhân hòa (Nhà trang nhã, người hòa hợp) có thể treo trong phòng khách hoặc phòng ngủ đều được.

Để gia đình được bảo về thì bạn có thể treo thêm hình ảnh cây tre hoặc cây trúc.

Muốn có thêm danh tiếng và sự phú quý, bạn có thể treo thêm hoa mẫu đơn.

Muốn có được cảm giác bình yên thì nên thêm họa cảnh đồng quê, sơn thủy hữu tình.

Là doanh nhân thì nên bạn chọn bức tranh có thuyền buồm hoặc con ngựa.

Nếu kết hợp với hình con vật thì bạn nên chọn hình con vật đang ngẩng cao đầu hoặc hướng mắt lên trên. Không nên chọn con vật đang hướng mắt nhìn thẳng vì điều đó thể hiện sự khiêu khích.

Chữ Phúc dát vàng được viết theo lối thư pháp được các nghệ nhân kim hoàn khéo léo chế tác, bề mặt dát vàng 24K sang trọng. Chữ Phúc từ đó không chỉ mang vẻ đẹp theo lối thư pháp uyển chuyển, mềm mại, nhẹ nhàng mà còn toát lên được những khí chất sang trọng từ chất liệu vàng .

Phúc còn mang ý nghĩa là điều hay, điều tốt, do việc làm nhân đức mà ra. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong tâm thức của người Việt, từ lâu đã quan niệm phúc bao giờ cũng đi đôi với đức. Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước).

Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc "làm ơn, làm phước". Bởi vậy bức tranh thư pháp chữ Phúc này thường được tặng trong dịp tân gia hay mừng thọ và quà tặng dịp tết đến xuân về.

Treo tranh chữ Tâm thư pháp dát vàng trong nhà không chỉ mang dụng ý trang trí nhà cửa mà còn như một lời nhắc nhở bản thân hãy giữ cho Tâm trong sáng để an nhiên hưởng thụ cuộc sống của mình.

Tranh chữ tâm còn để răn dạy gia chủ và con cháu làm việc gì cũng phải có "tâm". Khi có "tâm" rồi, lại phải biết giữ "tâm" không để vọng động, ảnh hưởng tới sự sáng suốt của lý trí.Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên,tâm mà gian dối thì cuộc sống bất an.Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá. Tranh chữ tâm phù hợp làm quà tặng sếp, khách hàng, đối tác nư̕ 9;c ngoài

Chữ Thọ tượng trưng cho sự trường thọ. Khi treo tranh chữ Thọ, nó còn tạo ra năng lượng, giúp gia chủ luôn có sức khỏe tốt. Với những ý nghĩa tốt đẹp như vậy, các nghệ nhân bằng cả tài năng và tâm huyết đã cho ra đời bức tranh thư pháp chữ Thọ dát vàng hết sức ấn tượng.

Tranh chữ Thọ dát vàng được ưa chuộng bởi sự sắc sảo, sang trọng, đường nét tinh tế, hoạ tiết tươi sáng và sự bền vững theo thời gian với chất lượng vượt trội.

là một chữ được nhiều người chọn trong tục xin chữ đầu năm mới; với mong muốn có một năm thuận lợi, nhiều tài lộc đến nhà. Chữ Lộc như một biểu tượng của sự phát đạt. Người ta thường tặng nhau như lời chúc thành đạt, may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

trong thư pháp được phân thành hai dạng là và tiếng Quốc Ngữ. Trong khi Hán tự thường được dùng trong những dịp lễ sang trọng ở các gia đình xưa thì Việt Nam hiện đại ngày nay lại có xu hướng chơi thư pháp chữ Quốc Ngữ.

Tranh thêu bắt nguồn từ Tô Châu được những người phụ nữ nơi đây khéo léo tạo ra. Dòng tranh thêu thư pháp lại là một họa phẩm độc đáo với những đường chỉ thêu tinh xảo tái hiện lại từng họa bút trong tranh thư pháp. Tranh thêu thư pháp cũng là một trong những dòng tranh nghệ thuật Việt Nam với nhiều mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế yêu thích.

Tranh đồng là loại tranh có từ rất lâu rồi được chế tác đục đẽo thúc nổi..hoàn toàn thủ công và bằng đồng nguyên chất.Nghề chế tác tranh đồng thư pháp là sao chép lại chữ từ nguyên mẫu sang chất liệu khác.Nói là sao chép nhưng rất khó bởi không chỉ in nguyên mẫu mà còn thổi hồn cho chữ, để những nét chữ không bị thô cứng mà có sự mềm mại.

Điều đầu tiên cần nói tới khi chế tác tranh đồng là nguyên liệu phải đảm bảo 100% nguyên chất vì nếu đồng mà pha lẫn kim loại khác sẽ bị vỡ, rách trong quá trình chế tá. Công đoạn tiếp theo là đưa tấm đồng vào thúc nổi theo mẫu. Sau khi chữ đã được thúc thành hình được đưa vào chạm đồng - đây là công đoạn khó nhất và mất thời gian nhất. Công đoạn cuối cùng là lấy màu cho chữ thư pháp theo cách thức bí truyền của làng nghề, có khi là lấy màu vàng bóng, có khi là màu nâu giả cổ...

Tranh đồng thư pháp cũng được người dân rất yêu thích bởi độ bền và màu sắc.

Tranh in là dòng tranh tính nghệ thuật không cao bởi nó được sản xuất rất công nghiệp và không thổi hồn vào trong tác phẩm, nhưng cũng được đón nhận bởi giá cả rất rẻ so với các loại tranh khác trên thị trường. Mặc dù không được thổi hồn vào trong tranh nhưng nó vẫn có ý nghĩa tốt đẹp.

Tranh thư pháp phù điêu tạo được dấu ấn riêng trong hội họa và được nhiều người biết đến loại hình nghệ thuật này.

Tranh bằng gỗ là các nghệ nhân sẽ điêu khắc các họa tiết trên một tấm gỗ. Có nhiều loại gỗ dùng để điêu khắc như gỗ hương, gỗ sồi, gỗ thịt...Mỗi loại gỗ sẽ cho ra bức tranh đẹp kiểu khác nhau và độ bền cũng khác. Tranh bằng gỗ nhìn các đường nét sẽ mạnh mẽ, vững chắc.

Chúng tôi có chế độ giao hàng toàn quốc miễn phí và thanh toán ship COD cho khách hàng ở xa. MT Gold Art cũng cam kết bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 24 tháng và bảo hành trọn đời sản phẩm.

Hãy đến với MT Gold Art để sở hữu những món quà tặng hấp dẫn, độc đáo và cao cấp nhất!

091.675.5858 - 0963.788.839

36/45 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

quamavang.vn@gmail.com

Next Post Previous Post